Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for the ‘Chuyện chữ nghĩa’ Category

Tc 11/- Trắc ẩn
 
Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Văn Tình – Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam – giải thích nghĩa của từ Trắc ẩn:
 
Trắc là sự thâm sâu có thể đo được, thấy được; ẩn là kín đáo, có nghĩa “thương xót một cách kín đáo trong lòng”.
 
Xin thưa: Hán Việt có đến 10 chữ Trắc, nhưng không chữ Trắc nào có cái nghĩa là sự thâm sâu như ông nói. Vậy xin ông rút gọn lại cái định nghĩa trên, bỏ bớt cụm từ “sự thâm sâu” đi cho. Ông có cớ gì để phản đối không ạ?
 
Bây giờ ta còn lại cái nghĩa đo được, thấy được. Quả là có một chữ Trắc với cái nghĩa là đo lường, là chữ Trắc bộ Thủy 測. Nhưng cái từ “trắc ẩn” mà ta đang xét lại là một trạng thái tình cảm, thứ không thể đo lường được. Khi cô gái quê than thở:
 
Tưởng giếng sâu em nối sợi dây dài
Ai ngờ giếng cạn, em tiếc hoài sợi dây
 
thì đó cũng chỉ là cô đang đo độ sâu của cái giếng, chứ không phải đo lường tình cảm của anh chàng ất ơ ú ớ kia.
 
Cho nên, xin mách ông rằng, Trắc đây là chữ Trắc bộ Tâm: 惻, có nghĩa là xót xa, đau buồn.

(more…)

Read Full Post »

Thấu cảmThấu cảm là gì?
 
Thấu 透: là một động từ, diễn tả sự hiểu biết tường tận toàn bộ vấn đề.
Cảm 感: ở đây (trong từ “thấu cảm”), nó được hiểu là sự cảm thông.
 
Thấu cảm, do đó, hiểu theo cách của người mới đặt ra thuật ngữ này, là sự hiểu biết thấu đáo đồng thời thông cảm sâu sắc: “Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ, là sự hiểu biết thấu đáo trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không sự phán xét” (dẫn theo đề thi môn Ngữ văn Trung học phổ thông Quốc gia năm 2017 – trích lại từ tác phẩm Thiện, Ác và Smartphone của Tiến sĩ Kinh tế Đặng Hoàng Giang).

(more…)

Read Full Post »

Xl 1Chuyện về bức phù điêu 2 con cò ở chùa Bút Tháp đó, vốn chỉ là từ một thành ngữ của Tàu vận dụng lối “đồng âm” đơn giản mà thôi. Ý nghĩa khi xuất hiện hai con cò được ông Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện hiểu cũng y như khi chỉ có một con, nên Diện đã giải thích trúc trắc gượng ép: “Hình ảnh này ẩn dụ bốn chữ: Lộ lộ liên hoa 鷺鷺蓮花 = Con cò, con cò và hoa sen”.
 
Tôi khẳng định lần nữa: trong hình tượng con cò của văn hóa dân gian Trung Hoa, là phải có phân biệt giữa một còhai cò. Khi có một cò với hoa sen, nó là “Nhất lộ liên khoa”; khi hai cò, sẽ là “Lộ lộ thanh liêm”. Quy ước là vậy, để người ta theo đó mà vận dụng, trang trí tương ứng với ý định của mình, vậy thôi.

(more…)

Read Full Post »

P 1

Bức phù điêu ở hành lang chùa Bút Tháp

Ông Tiến sĩ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện nhân bức phù điêu chim cò ngoài hành lang chùa Bút Tháp bèn cao hứng mượn đó làm đề tài giảng đạo, ông giảng vầy:

 
Bức chạm đá lan can chùa Bút Tháp này rất đẹp, được sách giáo khoa và sách báo trích dẫn, sử dụng trong minh họa.
 
Bức chạm hình hai con cò (chữ Hán là Lộ) và hoa sen (liên hoa 蓮花). Hình ảnh này ẩn dụ bốn chữ: “Lộ lộ liên hoa” 鷺鷺蓮花 = Con cò, con cò và hoa sen. Lộ là cò, đồng âm với lộ là con đường; “liên hoa” 蓮花 là hoa sen, đồng âm với chữ “Liên khoa” 連科 (liền khoa thi này đến khoa thi khác, không bị rớt khoa). Lộ lộ liên hoa 鷺鷺蓮花 đồng âm với Lộ lộ liên khoa 路路連科.

(more…)

Read Full Post »

PhúcVới người Tàu, văn tự không chỉ là công cụ ghi chép tư tưởng mà còn là phương tiện giao tiếp thần linh. Ngày Tết, họ thường dán chữ để mừng Xuân, và trước cửa luôn dùng “đơn tự” (chữ đơn, tức chỉ độc một chữ) đơn tự này tượng trưng Dương khí, mang lại cát tường.
 
Chữ dán cửa ngày Tết cốt để mong cầu điều tốt đẹp. Chữ mang nghĩa tốt lành thì nhiều, nhưng có điều cấm kỵ là tuyệt đối không dùng chữ “Xuân”, vì đó là biểu tượng của kỹ viện; xưa, các kỹ viện luôn dán chữ này trước cửa. Đa số người Tàu thích nhất vẫn là chữ “Phúc”. Phúc được chọn để con người gửi gắm hy vọng vào tương lai hạnh phúc, tốt đẹp. Chữ Phúc khi được viết lên giấy đỏ dán trước cửa thì thành đồ hình cát tường, có năng lượng bức xạ xua đuổi xui rủi trong năm.

(more…)

Read Full Post »

KêỞ ta, từ “kê cân” được dùng để chỉ cái sự không giá trị gì, ráng gặm cũng chả béo bổ mà bỏ đi lại thấy tiếc, tỷ như ba mớ xàm xí Xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch nước, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, nước mắm me… chẳng hạn. Từ này trở nên thông dụng ở Việt Nam là do Phan Kế Bính đã dùng nó khi dịch Tam quốc chí diễn nghĩa. Ở hồi thứ 72, Tào A Man đánh Hán Trung lâu ngày không được, định rút quân, nên trước đó đã buột miệng ra khẩu lệnh tuần đêm là “kê cân”.
 
Tất nhiên, bản dịch Tam quốc chí diễn nghĩa của Phan Kế Bính và Nguyễn Văn Vĩnh hồi đầu thế kỷ XX đến nay vẫn là đỉnh cao dịch thuật, chưa có bản nào khác thay thế nổi. Thớt này chỉ là bàn chuyện chữ nghĩa vặt vãnh, gói trong hai chữ “kê cân” mà thôi.

(more…)

Read Full Post »

Môn 1Phần đông cho rằng chữ “đăng” trong thành ngữ này là đèn, và “đối” có nghĩa là… câu đối; nên nghĩa đen của môn đăng hộ đối được giải thích là… trước cửa có treo lồng đèn và trong nhà có bày câu đối.
 
Có tờ báo nọ nhảy vô bàn luận văn tự ba trợn một hồi rồi kết là: về nghĩa đen của nó, duy chỉ người xưa may ra mới hiểu, và về nghĩa bóng thì ở thời hiện đại là một quan niệm cổ hủ sai lầm. Nhà báo xứ mình lâu nay bác đại tinh thâm, bất kể thiên văn, địa lý, thủy triều, hải lưu, luật pháp, tâm lý, phụ khoa… thứ gì cũng rành rẽ hơn hẳn chuyên gia, nay trong chuyện chữ nghĩa bỗng tỏ ra khiêm cung rất mực, âu cũng là sự lạ.
 
môn đăng hộ đối là giống gì?
 
Thật ra, nguyên văn nó là “môn đương hộ đối” 門當戶對, do chữ “đương” còn được đọc là “đang” nên lâu ngày trại ra thành “đăng”, dẫn đến sự xuất hiện vô duyên của cái đèn lồng.

(more…)

Read Full Post »

NhẫnChữ Nhẫn 忍 này thường được phân tích theo lối chiết tự ra chữ “đao” 刀 và chữ “tâm” 心, hình dung thành con dao chém vào tim, và được giải thích là sự chịu đựng, cố mà nhường nhịn, dù bị dao cứa trong lòng cũng phải chịu đau để được an lành (một câu nhịn chín câu lành). Hiểu theo nghĩa đó thì Nhẫn là một chữ hội ý: hợp ý của con dao và trái tim lại để hình thành minh họa cho sự nhẫn nhịn. Nhưng nhìn kỹ thì chữ “đao” kia còn có thêm một chấm, nên đã thành chữ Nhậm 刃, là mũi nhọn của con dao, chứ không phải nguyên con dao nữa; vì vậy, trong Thuyết văn giải tự, Hứa Thận đã xếp Nhẫn vào loại chữ hài thanh: mượn thanh của “nhận” để thành “Nhẫn”.
 
Là hội ý hay hài thanh gì đi nữa, người ta đều cho rằng Nhẫn nghĩa là nhịn, cho dù có phải chịu nhục đến mấy (nhẫn nhục). Tiếc là chữ Nhẫn có đến hai nghĩa, ngoài nghĩa gắng mà chịu đựng ra, Nhẫn còn có nghĩa là: nỡ đành/ đang tâm làm sự dữ mà vẫn thấy yên lòng (bị mũi nhọn của con dao đâm vào tim mà không hề thấy đau), vd: tàn nhẫn, nhẫn tâm. Chữ Nhẫn trong Nhẫn giả 忍者 (Ninja) cũng là theo nghĩa này. (more…)

Read Full Post »

Song hỷTheo giai thoại thì chữ này do tể tướng Tống triều Vương An Thạch đặt ra. 23 tuổi lên kinh ứng thí, ngày Vương An Thạch cưới vợ cũng là lúc nghe tin báo mình thi đỗ. Hai niềm vui lớn trong đời đến cùng một ngày, nên ông đã chế ra chữ song hỷ.
 
Có thể nói chữ “song hỷ” này là hiện tượng độc nhất vô nhị trong văn tự Trung Hoa: chỉ một chữ viết nhưng lại có những hai âm khi đọc.
 
Nguyên chữ hỷ 喜 có nghĩa là việc tốt lành, đáng vui mừng. Song hỷ, theo giai thoại trên, là hai việc tốt lành đến cùng một lúc. Với người đàn ông khi xưa, thì đây là sự thành đạt của đời người (vừa thành danh vừa thành thân).

(more…)

Read Full Post »