Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for the ‘Học sử’ Category

NH 9
Sử gia đại lục luôn mô tả Nghĩa Hòa đoàn như một tổ chức cách mạng tượng trưng chính nghĩa, có công bảo quốc an dân, nhưng thực ra đây lại là một bang hội của bọn hạ đẳng ngu muội mê tín và tàn ác.
Trong bộ Trung quốc thông sử[1], người chủ biên Bạch Thọ Di không ngớt lời ca tụng Nghĩa Hòa đoàn: Đó là thế lực chính nghĩa đại diện nhân dân chống lại âm mưu nô dịch dân tộc Trung Hoa của đế quốc phương Tây và giáo hội Thiên Chúa. Phong trào này được quần chúng hết lòng ủng hộ tham gia, nhằm trợ giúp Thanh triều đánh đuổi ngoại bang.
Nói láo là sở trường và sở thích của sử gia cộng sản, nhưng mùi cá muối dẫu tanh mấy cũng không thể đánh bạt tử khí của thây ma[2], ta hãy thử tìm hiểu sự thật về Nghĩa Hòa đoàn.

(more…)

Read Full Post »

Tuy Hòa 1
“Phù thủy” ở Tuy Hòa
– Chuyển ngữ: Cậu Xập Lan The Hoàng
 
(Chuyện về ASA, Lực lượng Tác chiến Điện tử – Trận chiến đã cứu thị xã Tuy Hòa vào 1968)
 
Ed Minnock, Jr là một chú lính nhóc đã chu du khắp thế giới trước khi kịp tuổi thiếu niên, hệ quả tất nhiên bởi chú từng phải theo người cha – Edward W. Minnock Sr, một Thượng sĩ Quân báo.
 
Sau khi nhập ngũ, được đào tạo cơ bản ở ASA, Minnock lại nối gót cha mình để đến Việt Nam và trở thành một thành viên của Đơn vị 404 Tác chiến Điện tử, hoạt động dưới sự hỗ trợ của Lữ đoàn 173 Nhảy dù.
Lữ đoàn Nhảy dù này thuộc cấp số tổng trừ bị, dùng để “giải tỏa áp lực chiến trường” cho khắp các mặt trận ở Nam Việt Nam. Nếu bất cứ nơi nào trên lãnh thổ bị địch quân phong tỏa, Lữ đoàn 173 sẽ được gửi đến tham chiến nhằm giải tỏa áp lực, cho dù đã có hay không những đơn vị quân đội Mỹ khác đóng tại đó.

(more…)

Read Full Post »

Đao 11931, xảy ra chiến tranh Trung-Nhật.
 
1937, cuộc chiến bước vào giai đoạn cao trào.
 
1945, Nhật đầu hàng quân Đồng Minh.
 
Từ 1937-45 là cuộc chiến tranh tổng lực, được sử gia Trung Hoa mệnh danh “Tám năm kháng chiến”, đây cũng là thời kỳ Đại Đao đội của vùng Tây Bắc[1] lừng danh khắp nước.
 
Thành lập
 
Trước họa ngoại xâm, hai phe Quốc-Cộng tạm gác hiềm riêng để liên thủ chống lại kẻ thù chung. Khốn nỗi giặc thì quá mạnh, mà quân ta chỉ trụi lủi mỗi tấm lòng nồng nàn yêu nước. Đã trang bị kém mà lương thực lại thường thiếu hụt, nên nhiều cánh quân ban ngày là vệ quốc quang vinh nhưng đêm đến lại hiện hình thổ phỉ kiếm cái đút miệng. Đa số quân cộng tỏ ra khôn ngoan hơn: họ rúc sâu vào rừng rậm thành lập “chiến khu” trồng thuốc phiện, đặng kháng chiến trường kỳ.
 
Cái khó ló cái khôn, trước tình hình không đủ vũ khí trang bị cho binh lính, thủ lĩnh Quân khu Tây Bắc Phùng Ngọc Tường đã phiên chế Quân đoàn 29 thành “Đại Đao đội” để giết giặc lập công.

(more…)

Read Full Post »

Ải Nam quan

Nam Quan 1

Trấn Nam quan, 1880.

Hồi tiểu học, câu vỡ lòng môn Địa lý thật ngắn gọn chặt chẽ, đẹp như một câu thơ, khắc mãi hình tượng đất nước vào tâm khảm thằng bé: Nước Việt Nam ta chạy dài từ ải Nam quan đến mũi Cà Mau.

 
Mũi Cà Mau, theo khẳng định của các chuyên gia, có sức sống mãnh liệt, là nơi không ngừng vươn ra biển. Nếu có thể tin vào những công bố khoa học kỳ công tu từ ấy, thì rồi đây sẽ có ngày mũi Cà Mau chạm vào Mã Lai hửi chơi một miếng cho đã điếu không chừng[1].
 
Còn ải Nam quan, hiếm có địa danh nào mà dù chưa đặt chân đến vẫn gợi lên trong ta nhiều cảm xúc dạt dào đến vậy. Nam quan là cửa ải linh thiêng, địa đầu đất nước, nơi gắn liền sự tích cha con Khanh-Trãi chia tay ân cần gửi gắm non sông[2]. Vậy mà địa danh này, sau 1975, dân miền Nam lại ít khi được nghe Bắc Việt nhắc đến, tưởng chừng như cửa ải không từng tồn tại, thành thử người ta cứ bán tín bán nghi, cho rằng Việt cộng đã cắt dâng nó cho Trung cộng. Vậy thực hư chuyện này ra sao?

(more…)

Read Full Post »

Di dân 1Thiên di là sự kiện lớn trong đời người, và là hiện tượng tất yếu trong lịch sử phát triển của nhân loại. Riêng ở Trung Hoa, hơn 4.000 năm qua, vì nhiều lý do, lớp lớp người Tàu đã phải chấp nhận tha hương để mưu cầu hạnh phúc.
 
Lịch sử Trung Hoa từng có nhiều cuộc thiên di quy mô. Xuyên suốt từ Tiên Tần cho đến cận đại, những làn sóng dịch chuyển dân cư của Trung Hoa đã gây xáo trộn lớn cũng như tạo ra những thúc đẩy kinh tế, giao thoa văn hóa ở các khu vực mà chúng hướng tới.
 
Thời xa xưa ấy, có nhiều nguyên nhân khiến dân Tàu phải lựa chọn thiên di: vì chính trị, kinh tế, quân sự, thiên tai, và cả lý do tín ngưỡng. Tình trạng thiên di thường cực kỳ phức tạp, mỗi thời kỳ có những đặc trưng riêng, với khuynh hướng, quy mô, cự ly, và hình thức khác nhau.
 
1- Thời Tiên Tần
 
Truyền thuyết về giai đoạn huyền sử Tam đại (Hạ-Thương-Chu) phản ánh những cuộc di cư lớn của các bộ lạc. Trận chiến khốc liệt ở Trác Lộc[1] cho thấy tính chất quan trọng của sự thiên di thời thượng cổ: tìm đất sống cho thị tộc mình.

(more…)

Read Full Post »

Chích quái 2Như đã nói, họ Hồng Bàng là thứ âm binh ôn dịch do Ngô Sĩ Liên mới đưa vào Toàn thư hồi cuối thế kỷ XV, nhằm tìm một ông tổ chánh gốc Tàu cho Giao Chỉ (Bắc Việt)[1]. Và gốc cái “Ngoại kỷ Hồng Bàng thị” trong Toàn thư kia cũng không ở đâu xa, là sưu tầm quái đản, mót từ Lĩnh Nam chích quái mà thôi.
Như tên sách, “chích” 摭 nghĩa là nhón lấy, nhặt lấy. Lĩnh Nam chích quái 嶺南摭怪 là tuyển tập sưu tầm những chuyện kỳ quái ở đất Lĩnh Nam.

(more…)

Read Full Post »

Sử An NamNhư mặt trăng tách ra từ trái đất, thành hành tinh của địa cầu, An Nam (Bắc Việt) từ khi tách khỏi mẫu quốc Trung Hoa chưa bao giờ thoát khỏi ảnh hưởng của Tàu. Không phải chỉ người các nước khác, mà suốt ngàn năm nay, ngay chính Bắc Việt vẫn luôn tự nhận mình là “tiểu Trung Hoa”. Nguồn cơn ấy, có đọc Đại Việt sử ký toàn thư, ta mới cảm thông phần nào tâm trạng các vương triều An Nam: nỗi khắc khoải của đứa con bỏ nhà ra đi vì tưởng mình bị ruồng bỏ.

(more…)

Read Full Post »

Trọng 1

“Ông trọng” là tượng đá canh mồ.

Lý Ông Trọng là một trong số thiên binh thần tướng làm nên vẻ vang cho lịch sử Đại Việt.

 
Về ông tướng này, có nhiều đồn đoán đặc biệt ly kỳ. Trước nhất bởi hình dạng cao lớn khác thường của ông. Sau đó là đường binh nghiệp của ông cũng khác người: một kẻ đánh thuê. Và đáng chú ý hơn hết là mỗi khi nhắc tới ông, người ta luôn phải nhấn mạnh: “Đây là nhân vật có thật”. Kể chuyện một nhân vật lịch sử, mà phải tái khẳng định là có thật thì quả là sự lạ lùng. Sau đây là nguồn gốc vị tướng tài danh này.

(more…)

Read Full Post »

ĐiềnĐây là một lễ lớn bên Tàu ngày xưa. Theo ghi chép trong Sử ký thì từ hơn 3.000 năm truớc, Cơ Phát tức Chu Võ vương, kẻ được cho là diệt Trụ vương nhà Thương, cứ mỗi đầu Xuân lại ra ruộng cày làm gương, từ đó mà có lễ tịch điền. Nhưng Phát không phải người định ra, mà lệ tịch điền đã có từ lâu, thời cổ sơ, đây là nghi thức tôn giáo, tù trưởng các bộ lạc thường phải thân hành làm lễ mở luống cày đầu năm để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng sung túc; do đó, lễ này còn được gọi lễ “thân canh” (tự mình đi cày).

(more…)

Read Full Post »

Tắm 1Trong Đại Việt sử ký toàn thư có chép câu chuyện khiến người ta đọc tới phải chưng hửng, đó là tích Trần Quốc Tuấn tắm cho Trần Quang Khải. Tích này thường được giảng giải là thể hiện tình đoàn kết trong vương triều Trần, nhưng ngoắt ngoéo ở chỗ người chép sử không lý giải được ý nghĩa việc “tắm cho” này, khiến đời sau thấy vô duyên lãng xẹt. Đoạn ấy như vầy:
 
Một hôm, Quốc Tuấn từ Vạn Kiếp tới, Quang Khải xuống thuyền chơi suốt ngày mới trở về. Lại Quang Khải vốn sợ tắm gội, Quốc Tuấn thì thích tắm thơm, từng đùa bảo Quang Khải: “Mình mẩy cáu bẩn, xin tắm giùm”. Rồi cởi áo Quang Khải ra, dùng nước thơm tắm cho ông và nói: “Hôm nay được tắm cho Thượng tướng”. Quang Khải cũng nói: “Hôm nay được Quốc công tắm rửa cho”. Từ đó, tình nghĩa qua lại giữa hai người càng thêm mặn mà. Bản thân làm tướng văn tướng võ, giúp rập nhà vua, hai ông đứng hàng đầu (Bản kỷ – Anh tôn hoàng đế).

(more…)

Read Full Post »

Older Posts »