Feeds:
Bài viết
Bình luận
LomĐề thi Ngữ văn 2017 – Bộ giáo dục. Câu 2 (5.0 điểm)
 
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
 
(Trích “Đất Nước”, trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2016, tr.118-119)
 
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, bình luận quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.
 
Hòa chung nỗi niềm ngao ngán của sĩ tử cả nước, tôi xin cũng làm bài thi cho biết mùi. Mong các thầy cô nới tay thêm điểm cho, sẽ có hậu tạ!
 

Đọc tiếp »

Thấu cảmThấu cảm là gì?
 
Thấu 透: là một động từ, diễn tả sự hiểu biết tường tận toàn bộ vấn đề.
Cảm 感: ở đây (trong từ “thấu cảm”), nó được hiểu là sự cảm thông.
 
Thấu cảm, do đó, hiểu theo cách của người mới đặt ra thuật ngữ này, là sự hiểu biết thấu đáo đồng thời thông cảm sâu sắc: “Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ, là sự hiểu biết thấu đáo trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không sự phán xét” (dẫn theo đề thi môn Ngữ văn Trung học phổ thông Quốc gia năm 2017 – trích lại từ tác phẩm Thiện, Ác và Smartphone của Tiến sĩ Kinh tế Đặng Hoàng Giang).

Đọc tiếp »

Phú Trọng
Học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh là phong trào dài hạn trên toàn quốc, có nhiều ý nghĩa, nó đã góp phần làm nên bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam ta ở thời kỳ đổi mới.
 
Phong trào này do Tổng bí thư Nông Đức Mạnh phát động vào năm 2007. Có thể nói, suốt quãng đời hoạt động chính trị của Mạnh, với 2 nhiệm kỳ đảm nhận cương vị Tổng bí thư, thì công lao lớn nhất mà Mạnh đóng góp cho đất nước chính là đã tạo dựng nên phong trào này.

Đọc tiếp »

AAA 1
Lưu ý: Đây là công trình giải mã các loại đồ án chạm khắc đá cổ trong dân gian, khắp mặt sách báo chưa từng có ai thực hiện. Tùy ý share, copy + paste. Tôi tặng sì-ta-tút này cho các bạn!
 
_______
 
Nhập đề
 
Có thể gọi nghệ thuật chạm khắc đá của Trung Hoa là cái Sở thú, đúng như nhận xét của Trang tử trong thiên “Mã đề”: Cầm thú đa nhi nhân thiểu 「禽獸多而人少」 (Tạm dịch: Loài cầm thú đông đảo quá cha loài người).
 
Sở dĩ có hiện tượng thú đông người vắng này trong tranh tượng chạm khắc có lẽ vì thuở xa xưa đó loài người chưa đủ sức chống trả thú dữ, nên mới phải chạm khắc hình dạng chúng để thờ phụng, mong hổ báo để mình được yên ổn mần ăn. Cho nên ban sơ, chạm khắc đá là hình thức sùng bái thế lực siêu nhiên.

Đọc tiếp »

Xl 1Chuyện về bức phù điêu 2 con cò ở chùa Bút Tháp đó, vốn chỉ là từ một thành ngữ của Tàu vận dụng lối “đồng âm” đơn giản mà thôi. Ý nghĩa khi xuất hiện hai con cò được ông Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện hiểu cũng y như khi chỉ có một con, nên Diện đã giải thích trúc trắc gượng ép: “Hình ảnh này ẩn dụ bốn chữ: Lộ lộ liên hoa 鷺鷺蓮花 = Con cò, con cò và hoa sen”.
 
Tôi khẳng định lần nữa: trong hình tượng con cò của văn hóa dân gian Trung Hoa, là phải có phân biệt giữa một còhai cò. Khi có một cò với hoa sen, nó là “Nhất lộ liên khoa”; khi hai cò, sẽ là “Lộ lộ thanh liêm”. Quy ước là vậy, để người ta theo đó mà vận dụng, trang trí tương ứng với ý định của mình, vậy thôi.

Đọc tiếp »

P 1

Bức phù điêu ở hành lang chùa Bút Tháp

Ông Tiến sĩ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện nhân bức phù điêu chim cò ngoài hành lang chùa Bút Tháp bèn cao hứng mượn đó làm đề tài giảng đạo, ông giảng vầy:

 
Bức chạm đá lan can chùa Bút Tháp này rất đẹp, được sách giáo khoa và sách báo trích dẫn, sử dụng trong minh họa.
 
Bức chạm hình hai con cò (chữ Hán là Lộ) và hoa sen (liên hoa 蓮花). Hình ảnh này ẩn dụ bốn chữ: “Lộ lộ liên hoa” 鷺鷺蓮花 = Con cò, con cò và hoa sen. Lộ là cò, đồng âm với lộ là con đường; “liên hoa” 蓮花 là hoa sen, đồng âm với chữ “Liên khoa” 連科 (liền khoa thi này đến khoa thi khác, không bị rớt khoa). Lộ lộ liên hoa 鷺鷺蓮花 đồng âm với Lộ lộ liên khoa 路路連科.

Đọc tiếp »

Tuy Hòa 1
“Phù thủy” ở Tuy Hòa
– Chuyển ngữ: Cậu Xập Lan The Hoàng
 
(Chuyện về ASA, Lực lượng Tác chiến Điện tử – Trận chiến đã cứu thị xã Tuy Hòa vào 1968)
 
Ed Minnock, Jr là một chú lính nhóc đã chu du khắp thế giới trước khi kịp tuổi thiếu niên, hệ quả tất nhiên bởi chú từng phải theo người cha – Edward W. Minnock Sr, một Thượng sĩ Quân báo.
 
Sau khi nhập ngũ, được đào tạo cơ bản ở ASA, Minnock lại nối gót cha mình để đến Việt Nam và trở thành một thành viên của Đơn vị 404 Tác chiến Điện tử, hoạt động dưới sự hỗ trợ của Lữ đoàn 173 Nhảy dù.
Lữ đoàn Nhảy dù này thuộc cấp số tổng trừ bị, dùng để “giải tỏa áp lực chiến trường” cho khắp các mặt trận ở Nam Việt Nam. Nếu bất cứ nơi nào trên lãnh thổ bị địch quân phong tỏa, Lữ đoàn 173 sẽ được gửi đến tham chiến nhằm giải tỏa áp lực, cho dù đã có hay không những đơn vị quân đội Mỹ khác đóng tại đó.

Đọc tiếp »

Chuyện quốc hội

Quốc hội(1)
Một hôm, rắn đang đi đường thì đụng phải thỏ, cả hai té lộn nhào. Sau một hồi cự nự, cả hai phát hiện ra là chúng đều bị mù, bèn đổi can qua thành tri kỷ, chuyện trò tâm đắc. Kết tri âm rồi, đôi bên đâm ra tò mò muốn biết hình thù đối phương ra sao, bèn thỏa thuận là được sờ nhau để có cảm nhận về bạn mình.
Rắn cuộn tròn lấy thỏ, mơn man một hồi rồi nói:
– Em có một cơ thể mềm mại ấm áp, bộ lông mịn màng, đôi tai to, chiếc mũi nhọn gọn gàng, cặp đùi cứng cáp, phía sau lại có cái đuôi ngắn ngủn dễ thương. Chị biết rồi, em là thỏ!

Đọc tiếp »

Hiến phápKhoảng 5, 6 năm nay, trên các trang mạng Hoa ngữ xuất hiện bài nói chuyện về Hiến pháp của Mao Trạch Đông. Lời lẽ đanh thép trong diễn văn không được phép công bố công khai này khiến người ta sững sờ.
 
Nhận thấy nội dung bài phát biểu này thể hiện trung thực tư tưởng vô pháp vô thiên của “người cầm lái vĩ đại” nên xin tạm dịch ra đây.
 
_______
 
Chỉ có bọn ngu xuẩn hoặc thành phần phản động mới đòi chấp hành hiến pháp để mưu thoát khỏi sự lãnh đạo của đảng

Đọc tiếp »

Xăm 30Xăm mình là lưu lại những hoa văn họa tiết trên da. Nguyên nhân và ý nghĩa xăm mình có đủ kiểu: để biểu lộ tình yêu, thẩm mỹ, đức tin, lý tưởng, quan niệm sống, hoặc có khi chỉ là theo trào lưu, hoặc… lấp cái thẹo.
 
Chấp nhận xăm mình tức là đã quyết định “phá tướng”, thay đổi ít nhiều tướng mạo của mình. Việc này dẫn đến nhiều hậu quả khác nhau, tùy theo hình xăm đó có thích hợp với mình hay không. Tút này chỉ là đề cập về qui ước xăm mình trong giới hắc đạo, để anh chị em dấn thân vào chốn giang hồ hiểm ác lưu ý, tránh phải chịu đòn oan, hoặc có khi trầm trọng hơn, chuốc lấy họa sát thân.
 
Trước hết, chớ ngông cuồng tự đại, tưởng rằng mình có quyền trên thân thể của mình, muốn xăm đồ hình gì là tùy sở thích cá nhân. Không phải đâu là không phải đâu, nó đều có quy định về thứ bậc của những hình xăm đa nghen, mình thuộc đẳng cấp, thực lực cỡ nào thì xăm đồ hình theo thực lực, đẳng cấp đó, chớ khá đèo bồng. Và mỗi khi muốn xăm một hình nào đó, việc đầu tiên nên làm là hỏi kỹ thuật viên xăm mình (ở đây gọi tắt “thầy xăm”), xem thực lực mình có xứng với hình xăm đó chăng. Chớ tự ý cãi thầy xăm càn, nếu tiếm vượt, xăm hình vượt quá đẳng cấp, thực lực, tức tự rước lấy phiền phức không nhỏ. Ngoài phép tắc tôn ti ra, khi xăm mình, giới hắc đạo còn có nhiều kiêng kỵ khác nữa.

Đọc tiếp »