Feeds:
Bài viết
Bình luận
Chú Hỏa 1

Huỳnh Văn Hoa (1845-1901)

“Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa” là câu ngạn ngữ nêu danh tứ đại hào phú Sài thành hồi cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Ba người được xếp trên trước đều là bậc quyền thế[1], còn Chú Hỏa tuy đứng hàng thứ tư nhưng lại là nhân vật để lại nhiều giai thoại cũng như công nghiệp nhất.

Hơn trăm năm trôi qua, biết mấy vật đổi sao dời. Những giai thoại quanh cái tên Chú Hỏa ngày càng huyền hoặc sai lạc; chẳng những thế, những vết tích công trình của gia tộc này để lại tuy vẫn tồn tại sừng sững đó nhưng chẳng mấy người biết rõ ngọn ngành.

Sau cơn quốc biến 1975, con cháu dòng họ Chú Hỏa lần lượt ra đi, chia nhau lập nghiệp khắp nơi trên thế giới, chẳng còn ai ở lại Việt Nam. Lớp người đầu tiên chỉ biết chí thú làm ăn, chẳng ai nghĩ đến việc ghi chép sự tích công trạng của mình, khiến vết tích cũng như những giai thoại tuy nhiều nhưng phần lớn đều khác xa sự thực. Có rất nhiều thông tin liên quan đến gia đình họ, nhưng các dữ liệu lịch sử lại hết sức ít ỏi, nên những đồn đãi sai lạc đủ kiểu cứ lan truyền, khiến người nghe chẳng biết đâu mà lần.

Trọng tâm bài viết này nhằm làm rõ quá trình lập nghiệp của gia tộc Hui-Bon-Hoa. Hy vọng qua câu chuyện về một dòng họ Ba Tàu, có thể giúp người đọc hiểu thêm phần nào những đóng góp của người Tàu ở miền Nam[2].
Duyệt binh 1

Anh Văn “duyệt binh” ở Hà Nội 1945.

Duyệt binh là danh từ dùng để gọi nghi thức phô trương sức mạnh quân sự của một quốc gia ở quy mô lớn. Nghi thức trọng thể này được tiến hành bởi vị chỉ huy tối cao duyệt qua các đội hình tinh binh mãnh tướng. Duyệt binh thường được cử hành vào những dịp đại lễ kỷ niệm chiến công, trước khi quân đội xuất chinh hoặc sau khi chiến thắng khải hoàn v.v… Về ý nghĩa, nghi thức duyệt binh là để phô diễn những thành tựu quân sự; đồng thời cổ vũ sĩ khí, nâng cao tinh thần chiến đấu của quân đội.

 

Về lễ duyệt binh đầu tiên của Việt cộng, báo đảng sẽ trích hồi ký Why Vietnam? (Tại sao Việt Nam?) của Archimedes Pattikhoe[1] để khoe rằng ngay từ những ngày đầu mới thành lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có cuộc duyệt binh tưng bừng mừng cướp được chính quyền, đó là cuộc “duyệt binh” sáng 30-8-1945, ba ngày trước khi Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ở Hà Nội.

Đọc tiếp »

Tháng cô hồn

Vu lanTương truyền vào tháng Bảy âm lịch, cửa địa ngục mở ra để ngạ quỷ về trần khất thực. Do đó, từ ngàn năm nay, ở xứ Tàu cũng như ở ta, tháng Bảy âm lịch thành tháng tiềm ẩn nhiều xui xẻo và tai họa. Nguyên ủy hiện tượng “tháng cô hồn” này hơi rối rắm vì có nhiều đan xen, chồng lấn, giữa các quan niệm của Nho-Thích-Đạo.
A. Từ tín ngưỡng thành dị đoan:
Tháng Bảy âm gọi Mạnh thu (đầu mùa thu), với bên Tàu thì đây là tháng nóng bức nhất trong năm. Là lúc các loài lan nở rộ, nên tháng Bảy còn gọi là Lan nguyệt (tháng của hoa lan)[1].

Đọc tiếp »

Củi tươiTriều Tùy mạt có đám quyền phỉ cát cứ Ngõa Cang trại, thuộc Đông quận (Hà Nam). Lũ tặc khấu ô hợp này toàn những đứa tục tằn thất học trộm chó thiến heo, vì lợi ích nhóm mà tụ lại tàn hại sinh linh, chẳng việc dối trời lừa dân nào chúng không dám làm.
Ngõa Cang trại bầu thủ lĩnh theo nguyên tắc luân phiên trong nhóm với nhau, tức kiểu xoay tua ly rượu đế quanh bàn nhậu. Nhưng mới xoay có nửa tua tới Lý Mật thì vòng quay bị chựng lại, vì tên Mật chai đít ngồi lỳ chẳng muốn trao quyền lại đứa khác.
Lý Mật tự Lù Thắng (瀘勝), mặt chuột mỏ dơi, tính tình nhỏ mọn kiêu căng, lòng dạ hiểm độc sâu xa lại hay ba hoa thiên địa tào lao quái xế, bao nhiêu tài trí tinh anh trút cả ra đường mồm nên còn có ngoại hiệu là Nhất Thốn Xung Thiên 一寸衝天 (Một tấc tới trời). Mật từ khi lên làm trại chủ thì kéo bè kết cánh, gây nên mầm họa khiến Ngõa Cang trại tan bầy rã đám sau này.
Chuyện Lý Mật xấu hay làm tốt dốt hay nói chữ, giang hồ đàm tiếu đã nhiều, đây chỉ kể một tích Lý Mật chụm lửa.

Đọc tiếp »

X 24Trong Xạ điêu anh hùng truyện của Kim Dung có nhân vật Lục Thừa Phong. Số là chúa đảo Đào Hoa Hoàng Dược Sư mắc dịch mắc gió sao đó nên lấy mỗi chữ Phong để đặt tên cho 7 đại đồ đệ. Cặp đôi phản đồ Trần Huyền Phong và Mai Siêu Phong đánh cắp Cửu âm chân kinh khiến các huynh đệ đồng môn bị vạ lây. Riêng Lục Thừa Phong sau khi bị sư phụ đánh gãy hai chân, trục xuất khỏi Đào Hoa đảo, đã tạo dựng Quy Vân trang và trở thành thủ lĩnh Thái hồ.
 
Một kẻ tàn phế thôi mà làm chúa trùm Thái hồ không phải chuyện giỡn chơi. Hồ này nằm ở địa giới phân ranh hai tỉnh Giang, Chiết. Hồ có diện tích mặt nước 2.338 cây số vuông, chiều dài hơn 400km với 48 hòn đảo lớn nhỏ. Quanh hồ là các thành thị lớn: Tô Châu, Vô Tích, Thường Châu, Hồ Châu.

Đọc tiếp »

9:40am (UTC+8), ngày 1 tháng 7 năm 2008.

Một nam tử hán tuổi trạc tam tuần vận áo thun trắng tay dài xắn gọn, xách theo một lưỡi mác nhọn lểu xông thẳng vào trụ sở công an khu Áp Bắc ở số 600 đường Thiên Mục, trung tâm Thượng Hải.

Một trường thảm huyết liền diễn ra. Sát khí ngất trời khiến các bộ đầu hiện diện đương trường bình nhật thiết diện uy nghi lúc đó bỗng run như chó nắc, hết thảy đều rụng rời xanh mặt mất cả bản năng tự vệ. Bạch y nhân cứ thế tả xông hữu đột lạnh lùng lần lượt cắt cổ ngoáy ruột các bộ khoái bạn dân.

Sau khi thích khách bị khống chế, phe ta đếm lại có 6 bộ khoái tử vong, 5 vị khác bị thương không nhẹ.

Vụ huyết án này gây chấn động võ lâm Trung nguyên, nhưng Ban tuyên giáo trung ương Trung cộng đã tận lực dùng giấy gói lửa nên dư luận thế giới ít người biết đến. Nay nhân Bộ công an nước ta vừa có Dự thảo “bộ quy tắc ứng xử” dành cho lực lượng Công an nhân dân, tôi tường thuật ngọn nghành vụ án Dương Giai để hưởng ứng Dự thảo. Đọc tiếp »

Học võĐặt title làm vậy không đao to búa lớn chút nào, bởi đây là bàn về võ công tuyệt đỉnh của Pác Pó cốc chủ kiêm Trảm Phong thần tướng: cố chủ tịch Hồ Chí Minh lão nhân gia.

Chủ tịch Minh không phải loài người, mà là thứ tiên thánh hạ phàm, nên giống gì ngài cũng giỏi. Ngoài thao lược kinh bang tế thế cứu độ chúng sinh bị áp bức toàn thế giới, chủ tịch Minh còn tinh thông 29 ngoại ngữ[1]. Về âm nhạc, chủ tịch từng cầm que nhạc trưởng (battre la mesure) bắt nhịp cho bài ca Kết đoàn của Tàu[2]. Về hội họa, Minh có những bức vẽ mà đến danh họa Picasso cũng phải đánh giá cao: “Chỉ mấy nét vẽ này đã cho ta thấy một tư tưởng, một tâm hồn đẹp tàng ẩn bên trong”[3]. Về văn chương, Minh là nhà thơ kiệt xuất với tập Nhật ký trong tù, là nhà văn nhất xích thiên nhai[4] với tác phẩm Vừa đi đường vừa kể chuyện, là nhà báo xung kích C.B với những bài báo giàu tính chiến đấu bất cần dẫn chứng nhưng vẫn thuyết phục được toàn dân miền Bắc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và về võ công cũng vậy, Minh đã luyện được thần công cái thế Thái Cực quyền chân truyền từ bên Tàu[5]. Đọc tiếp »

BaTrước đó không lâu (26-6-2017),

ông được đưa đến Bệnh viện Thẩm Dương, bệnh viện tiên tiến thuộc Đại học Y khoa Trung quốc. Không chỉ vậy, thể theo yêu cầu của gia đình Lưu Hiểu Ba, các chuyên gia hàng đầu từ Mỹ, Đức và các nước được mời tới hội chẩn điều trị cho kẻ bất đồng chính kiến 61 tuổi này; đây là nghĩa cử cao đẹp và ưu ái đặc biệt nhất mà chính quyền cộng sản có thể dành cho một bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối.
Đêm qua, 13-7-2017, người suốt đời đấu tranh không chùn bước cho quyền con người của những súc vật đại lục đã out khỏi nhân gian. Theo Cộng đồng thông tín xã (Kyodo News) của Nhật Bản trích lời Hồ Giai (Hu Jia), một bạn thân của Ba thì tối qua có xe tang lễ được công an hộ tống trang trọng đã xuất hiện trong sân Bệnh viện Thẩm Dương, các hàng rào kim loại dẫn vào phòng bệnh Lưu Hiểu Ba được dỡ bỏ. Từ đó, thế giới bên ngoài mới biết người tù bị trao Giải Nobel Hòa bình 2010[1] vừa tạ thế.

Đọc tiếp »

NH 9
Sử gia đại lục luôn mô tả Nghĩa Hòa đoàn như một tổ chức cách mạng tượng trưng chính nghĩa, có công bảo quốc an dân, nhưng thực ra đây lại là một bang hội của bọn hạ đẳng ngu muội mê tín và tàn ác.
Trong bộ Trung quốc thông sử[1], người chủ biên Bạch Thọ Di không ngớt lời ca tụng Nghĩa Hòa đoàn: Đó là thế lực chính nghĩa đại diện nhân dân chống lại âm mưu nô dịch dân tộc Trung Hoa của đế quốc phương Tây và giáo hội Thiên Chúa. Phong trào này được quần chúng hết lòng ủng hộ tham gia, nhằm trợ giúp Thanh triều đánh đuổi ngoại bang.
Nói láo là sở trường và sở thích của sử gia cộng sản, nhưng mùi cá muối dẫu tanh mấy cũng không thể đánh bạt tử khí của thây ma[2], ta hãy thử tìm hiểu sự thật về Nghĩa Hòa đoàn.

Đọc tiếp »

Tc 11/- Trắc ẩn
 
Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Văn Tình – Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam – giải thích nghĩa của từ Trắc ẩn:
 
Trắc là sự thâm sâu có thể đo được, thấy được; ẩn là kín đáo, có nghĩa “thương xót một cách kín đáo trong lòng”.
 
Xin thưa: Hán Việt có đến 10 chữ Trắc, nhưng không chữ Trắc nào có cái nghĩa là sự thâm sâu như ông nói. Vậy xin ông rút gọn lại cái định nghĩa trên, bỏ bớt cụm từ “sự thâm sâu” đi cho. Ông có cớ gì để phản đối không ạ?
 
Bây giờ ta còn lại cái nghĩa đo được, thấy được. Quả là có một chữ Trắc với cái nghĩa là đo lường, là chữ Trắc bộ Thủy 測. Nhưng cái từ “trắc ẩn” mà ta đang xét lại là một trạng thái tình cảm, thứ không thể đo lường được. Khi cô gái quê than thở:
 
Tưởng giếng sâu em nối sợi dây dài
Ai ngờ giếng cạn, em tiếc hoài sợi dây
 
thì đó cũng chỉ là cô đang đo độ sâu của cái giếng, chứ không phải đo lường tình cảm của anh chàng ất ơ ú ớ kia.
 
Cho nên, xin mách ông rằng, Trắc đây là chữ Trắc bộ Tâm: 惻, có nghĩa là xót xa, đau buồn.

Đọc tiếp »